Những cây cầu kỳ lạ nhất thế giới
[ Xaydungxanh.blogspot.com ] -Một cây cầu bằng kính chịu được sức nặng của 71 chiếc Boeing nằm cheo leo trên cao nguyên đá, một cây cầu cáp dây văng với hai làn đường được treo bên ngoài hệ thống cáp... đều có nhờ những kỹ thuật, vật liệu tân tiến nhất.
Cầu Inchoen, New Songdo, Hàn Quốc
|
Khi Hàn Quốc đẩy mạnh phát triển thành phố New Songdo, một trung tâm công nghệ mới của nước này, Chính phủ Hàn Quốc quyết định phải làm sao để giao thông từ đây đến đảo Inchoen, nơi có sân bay quốc tế Inchoen, được thuận lợi nhất. Khi hoàn thành vào năm 2009, cây cầu dài gần 12 km này sẽ là một trong 5 cây cầu dài nhất thế giới. Và phần khó thi công nhất của cây cầu treo này sẽ là phần nối giữa đầu cầu với cảng.
Skywalk Grand Canyon, Nevada, Mỹ
|
Nằm cheo leo ở độ cao 1.200 phía trên một cao nguyên đá, cây cầu Skywalk Grand Canyon được làm toàn bằng kính có thể khiến du khách phải nín thở khi đi dạo trên đó. Nhưng khi nghe những thông số của cây cầu thì người ta có thể yên tâm về độ an toàn. Nó có thể nâng đỡ sức nặng của 71 chiếc Boeing 747 đã chở đầy khách, và cũng vững vàng trước tác động của một trận động đất 8 độ Richter trong bán kính 75 km.
Stretto di Messina, eo biển Messina, Italy
Khi hoàn thành, cây cầu bắc ngang eo biển Messina, vùng biển rộng hơn 3 km chia cắt đảo Sicily và đất liền Italy sẽ trở thành cây cầu treo dài nhất thế giới với chiều dài hơn 4 km. Với chiều dài hàng kilomét như vậy, phương án tối ưu lẽ ra phải là xây dựng một cây cầu cáp dây văng, song do vùng biển này nước rất sâu nên kế hoạch xây cầu cáp dây văng bị loại bỏ.
Thêm vào đó, kết cấu của cầu treo tại vị trí này giúp chống đỡ được sức gió vốn rất mạnh và động đất. Hiện việc xây dựng cây cầu đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của những người bảo vệ môi trường do lo ngại nó sẽ phá vỡ sự cân đối sinh thái tại vùng biển này. Thêm vào đó, dù Chính phủ Italy đã cam kết chi 50% chi phí của cây cầu, hiện tổ hợp các nhà thầu xây dựng vẫn chưa huy động đủ 50% còn lại cho công trình vì số vốn cần đến rất lớn, khoảng 5 tỷ USD, trong thời hạn xây dựng 6-11 năm.
Cầu Dong Hai, Thượng Hải, Trung Quốc
|
Donghai hiện giữ kỷ lục là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài 32 km và 6 làn đường. Cây cầu cáp dây văng duyên dáng này bắc ngang biển đông Trung Quốc, nối Thượng Hải với đảo Yangshan. Cầu Donghai là một phần dự án xây dựng cảng tự do thương mại đầu tiên của Trung Quốc và cũng là cảng container lớn nhất thế giới, dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Giao thông vẫn đảm bảo an toàn trong điều kiện gió bão và lốc nhờ cầu được thiết kế theo hình chữ S. Theo Nhật báo Thượng Hải, cầu Donghai có chi phí lên tới 1,2 tỷ USD.
Harilaos Trikoupis, eo biển Corinth, Hy Lạp
Cây cầu này được đặt tên theo vị Thủ tướng Hy Lạp, cha đẻ của ý tưởng xây dựng cây cầu cáp dây văng dài nhất thế giới này từ hơn một thế kỷ trước. Harilaos Trikoupis bắc qua vịnh Corinth, nối đảo Peloponnese với đất liền.
|
Cây cầu có 5 nhịp, trong đó nhịp dài nhất là 2.500 m, và được đặt trên các trụ cảng không cố định vì chỉ được gắn với thềm lục địa bằng các trụ thép. Kiến trúc của cây cầu này đã đoạt giải Thành tự xây dựng dân dụng nổi bất 2005 của Hội xây dựng dân dụng Mỹ.
Leonard P. Zakim, Massachusettes, Mỹ
|
Không cần là một trong những cây cầu dài nhất mới được xếp loại những cây cầu lạ nhất. Zakim là cây cầu cáp dây văng rộng nhất thế giới và là một phần của tuyến đường cao tốc lớn nhất Mỹ - Boston's Big Dig. Nó được thiết kế với chiều rộng hơn 60 m, nhằm giúp luồng giao thông được vận hành tối đa khi vào thành phố và hạn chế tối đa việc ách tắc. Để cây cầu có được chiều rộng này, các kiến trúc sư đã sử dụng thiết kế treo hai làn đường bên ngoài hệ thống dây cáp, cùng với 8 làn đường do trụ đỡ.
Oresund Link Zealand, Đan Mạch
|
Oresund là cây cầu kết hợp đường bộ và đường ray dài nhất châu Âu, nối Đan Mạch với Thụy Điển. Cầu có tổng chiều dài 16 km và có các nhịp chính dài nhất thế giới. Hiện 67% mật độ giao thông giữa hai nước được thực hiện qua eo biển này và xu thế vẫn còn gia tăng trong thời gian tới, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương giữa hai nước.
MUN (Theo BesinessWeek)